CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU LÔNG CHO NGƯỜI MỚI

Hotline: 0772155559
Khách sỉ: 0776787655
CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU LÔNG CHO NGƯỜI MỚI
Ngày đăng: 05/11/2022 01:14 PM

    Là một người mới bắt đầu tập làm quen với bộ môn cầu lông, hẳn bạn chưa thực sự hiểu rõ các kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản, Covisport sẽ giúp bạn nắm lòng bàn tay các kỹ thuật cơ bản đánh cầu lông cho người mới trong bài viết dưới đây!

    1. Cách cầm vợt cầu lông

    Một trong những kỹ thuật đánh cầu lông đầu tiên cần nắm vững là cầm vợt cầu lông một cách chính xác. Việc cầm vợt chính xác sẽ giúp bạn có thể kiểm soát đường cầu bay, đồng thời hạn chế các nguy cơ gặp chấn thương cho cổ tay.


    Để dễ hình dung hơn, việc cầm vào cán vợt cầu lông khá là tương đồng với việc bắt tay. Khi ấy, ngón tay cái được mở ra, bám chắc trên bề mặt rộng hơn của cán vợt. Bên phía đối diện của cán vợt, lực sẽ dồn vào ngón trỏ, 3 ngón tay còn lại thả lỏng và không nên bám chặt 3 ngón này.

    Cầm vợt cầu lông đúng cách như thế nào

    Đối với kỹ thuật cầm vợt cầu lông có 2 cách cơ bản đó là: cầm vợt thuận tay và cầm vợt trái tay. Cụ thể như sau:

    Cách cầm vợt thuận tay

    Tay trái cầm thân vợt, mặt vợt vuông góc với mặt đất. Hai ngón cái và ngón trỏ áp vào hai mặt rộng của cán vợt, khe giữa ngón cái và ngón trỏ nằm ở cạnh của cán vợt bên trái. Ngón tay trỏ và ngón giữa hơi tách ra còn ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm cán vợt, lòng bàn tay không cần áp sát và phần cuối của cán vợt ngang bằng với mắt cá nhỏ ở cổ tay.

    Cách cầm vợt trái tay

    Dựa trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, thì cầm vợt trái tay đúng cách thực hiện bằng cách ngón cái và ngón trỏ đưa cán vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng hoặc ở cạnh cán vợt bên trái. Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại, giữ cán vợt. Phần cuối của cán vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay có được một khoảng trống, mặt vợt cầu lông hơi ngửa ra sau.

    1. Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông

    Dù diện tích của sân cầu lông đã được giới hạn nhưng việc di chuyển từ phần sân này sang phần sân kia trong quá trình chơi cầu lông không phải là một vấn đề đơn giản. Các kỹ thuật chân đóng vai trò quan trọng giúp bạn di chuyển một cách có trình tự và hiệu quả hơn.

    Hiện nay kỹ thuật di chuyển trong cầu lông có 3 cách cơ bản đó là: di chuyển lên lưới, di chuyển sang ngang hai bên, di chuyển 2 góc đằng sau.

    Kỹ thuật giao cầu lông

    Giao cầu là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản nhất mà bạn cần thành thạo. Bên cạnh việc thực hiện các kỹ thuật giao cầu khó, bạn cũng nên nắm rõ các luật giao cầu để có một cú giao cầu hợp lệ và tránh những lỗi có thể xảy ra. Có 2 kỹ thuật giao cầu thường gặp trong cầu lông, tùy thuộc vào đường bay và cách tiếp đất của cầu.

    Giao cầu cao tay

    Những cú giao cầu cao tay giúp bạn đưa cầu sang phần cuối sân của đối thủ. Bạn nên thực hiện các cú giao cầu cao tay trong trường hợp đối thủ có khả năng thực hiện các cú đập cầu mạnh. Đối thủ của bạn cũng có thể đánh trả cú giao cầu cao tay này bằng những cú lốp cầu hoặc những cú bỏ nhỏ cầu qua lưới.

    Thông thường, bạn nên giao cầu vào phần sân trái tay của đối thủ vì đây được xem là điểm yếu của đa số những người chơi cầu lông.

    Giao cầu thấp tay

    Khác với giao cầu cao tay, giao cầu thấp tay giúp đưa cầu vào phần trên của sân đấu. Mục tiêu của cú giao cầu thấp tay là để cầu bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân. Trong trường hợp này, nếu giao cầu không tốt, đối thủ của bạn sẽ có cơ hội thực hiện một cú đập cầu để đáp trả.

    Kỹ thuật bỏ nhỏ

    Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu được xem là một kỹ thuật cầu lông cơ bản nhưng hết sức tinh tế, có thể giúp bạn ghi điểm một cách dễ dàng. Bạn có thể thực hiện cả các cú bỏ nhỏ thuận tay hoặc trái tay. Kỹ thuật này buộc đối thủ của bạn phải đỡ cầu ở phần trước sân, từ đó tạo ra những lỗ hổng ở phần giữa và cuối sân. Tùy vào tình hình mà bạn có thể thực hiện các cú bỏ nhỏ với tốc độ nhanh chậm khác nhau.

    Kỹ thuật phông cầu lông

    Phông cầu (hay còn gọi là lốp cầu) là kĩ thuật đưa cầu đi cao, sâu về cuối phần sân đối phương. Có hai dạng phông cầu là phông cầu tấn công và phông cầu phòng thủ.


    Kỹ thuật phông cầu lông

    Phông cầu khi bị động: Áp dụng trong trường hợp chúng ta đang trong tư thế bị động, cần thời gian để quay lại vị trí trung tâm và chuẩn bị cho các pha cầu sau.

    Phông cầu tấn công: Áp dụng trong trường hợp người chơi bắt bài được đối thủ, trong tư thế tấn công, cầu trên cao và phía trước mặt người chơi, phong mạnh và cao về cuối sân và sâu đối thủ, khiến đối thủ lùi sâu và phải với cầu.

    Về tư thế phông cầu: cầm vợt cầu lông theo cách cơ bản, thả lỏng toàn bộ cổ tay, khi cầu chạm mặt vợt thì bật cổ tay ra, dùng cổ tay và lực đẩy của ngón trỏ để đưa cầu đi. Trong phông cầu, ta tập trung dùng nhiều lực cổ tay và khủy tay.

    1. Kỹ thuật đập cầu

    Đập cầu là một trong những kỹ thuật mạnh mẽ và mang nhiều “quyền lực” nhất trong bộ môn cầu lông. Kỹ thuật này thể hiện bằng việc đánh cầu thật mạnh về phía đối thủ hoặc hướng xuống mặt sân cầu. Một cú đập cầu hoàn hảo sẽ khiến đối thủ của bạn không thể đánh trả. Có 3 kỹ thuật đập cầu mà bạn thường gặp là:

    Đập cầu thuận tay

    Đập cầu thuận tay là một cú đập cầu cao phía trên đầu, kỹ thuật này tương tự với hành động ném bóng. Nếu có thể ném bóng tốt thì việc thực hiện một cú đập cầu thuận tay không phải là vấn đề gì quá khó khăn với bạn.

    Đập cầu trái tay

    Đây là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản “khó nhằn” nhất trong môn cầu lông. Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, điều quan trọng để có được một cú đập cầu trái tay hoàn hảo chính là luyện tập thường xuyên và nắm rõ kỹ thuật. Để thực hiện một cú đập cầu trái tay, bạn cần tập cầm vợt trái tay một cách thật nhuần nhuyễn.

    Bật nhảy đập cầu

    Kỹ thuật bật nhảy đập cầu đơn giản chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật bật nhảy và đập cầu thuận tay. Theo đó, bạn sẽ thực hiện cú bật nhảy trước khi tiến hành động tác đập cầu thuận tay.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline